Cách Lập Bàn Thờ Tổ Nghề Và Lễ Vật Cần Chuẩn Bị

Thờ cúng tổ nghề là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Thể hiện tinh thần biết ơn của thế hệ đi sau đối với các bậc tiền bối đã sáng lập ra các ngành nghề và truyền dạy cho con cháu duy trì đến ngày hôm nay. Lễ cúng tổ nghề thường được tổ chức hàng năm để cầu mong những điều may mắn, thành công trong sự nghiệp.

Hãy cùng tham khảo cách lập bàn thờ tổ nghề và lễ vật cần chuẩn bị để dâng lên tổ nghề dưới dây:

Tổ nghề là ai? Tục thờ tổ nghề của người Việt 

Bàn thờ tổ nghề ngành sân khấu
Bàn thờ tổ nghề sân khấu được bài trí trang trọng, linh thiêng.

Tổ nghề hay là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ sư, là một trong những người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó trong dân gian. Vì thế, họ được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn người sáng lập vì đã có công sáng lập ra ngành nghề đó và được gọi là tổ nghề. Khác với những nhân vật trong thần thoại hay truyền thuyết, tổ nghề là những người có thật, được người đời sau tôn thờ vì đã có công lao sáng tạo ra nghề, truyền lại cho thế hệ sau.

Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên hay thờ Phật…người Việt rất chú trọng đến việc thờ cúng tổ nghề được người Việt rất coi trọng. Đặc biệt là trong các trong làng nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các nghề nghệ thuật,….Theo một thống kê, ở nước ta hiện nay có 427 hiệp hội ngành nghề Trung ương và hàng nghìn hiệp hội địa phương được nhân dân thờ tụng nhiều đời. Việc thờ cúng tổ nghề, không chỉ dành để tôn vinh các vị tổ nghề mà còn thể hiện ước mong được tổ đãi để có thể đạt được thành tựu vượt bậc trong công việc của các thế hệ người Việt. Ngày nay, thờ tổ nghề đã trở thành một phong tục, nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh nước ta.

Cách lập bàn thờ tổ nghề 

Tổ nghề có ý nghĩa linh thiêng và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người làm nghề. Do đó, nhiều làng nghề, ngành nghề đã thống nhất lập riêng một nhà thờ tổ nghề nghề để thuận tiện cho việc thờ cúng. Khi lập bàn thờ tổ nghề cần lưu ý những điều dưới đây:

Lập bàn thờ tổ nghề
Bàn thờ tổ nghề đầy đủ lễ vật thờ cúng, đem lại sự trang nghiêm.
  • Khi lập bàn thờ tổ nghề, trước tiên cần chuẩn bị bài vị Tổ nghiệp và các vật phẩm thờ cúng như lưu hương, đôi chân nến, đèn dầu, lọ hoa, chén nước…..Vật phẩm thờ cúng tổ nghề rất đa dạng. Tuy nhiên không cần trưng bày quá nhiều thứ, chỉ cần đầy đủ thứ cần thiết và có sự chuẩn bị tươm tất để bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ nghề.
  • Không gian đặt bàn thờ tổ phải là một không gian yên tĩnh, thanh thịnh giúp mang lại sự linh thiêng và yên tĩnh. Đặt bàn thờ ở vị trí thoáng mát, tránh đặt ở những nơi ẩm tối tăm, ẩm thấp gây cản cản trở tài lộc, sinh khí không tốt.
  • Sắp xếp và bố trí vật phẩm trên bàn thờ cũng là một bước quan trọng bạn cần đặc biệt chú ý. Nên sắp xếp bài vị, bát hương cùng các đồ thờ tự đúng vị trí, đặt theo hướng phong thủy giúp mang lại nguồn năng lượng tốt, cũng như bày tỏ lòng thành tâm của bạn dành cho tổ nghiệp.

Những ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 

Hiện nay, toàn bộ nước ta có rất nhiều ngành nghề truyền thống, hơn 60% trong số đó đều tổ chức các ngày giỗ tổ nghề mỗi năm để tưởng nhớ về các thế hệ tổ nghề đi trước. Trong đó, có các ngày giỗ tổ nghề lớn như:

  • Ngày cúng tổ nghề ngành sân khấu: 12/8 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề ngành y: 12/12 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề ngành mộc: 13/6 và 20/12 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề ngành cơ khí: 20/12 (20 tháng chạp)
  • Ngày cúng tổ nghề ngành buôn bán: 10/3 – 15/3 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề ngành spa: 18/8 hoặc 3/11 âm lịch

Lễ vật dâng lên tổ nghề cần chuẩn bị 

Mâm cúng tổ nghề
Mâm cúng đầy đủ các vật phẩm dâng lên tổ nghề.

Vào ngày giỗ tổ nghề mỗi làng nghề hoặc những người làm cùng nghề đều tập trung lại để chuẩn bị lễ vật giỗ tổ. Mỗi ngành nghề sẽ có một lễ vật riêng để dâng lên tổ nghề. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ vật tươm tất dâng lên tổ nghề gồm những đồ sau:

  • Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước
  • Hai lọ hoa tươi, nên dùng hoa tươi để thể hiện lòng tôn kính đối với tổ nghề thay vì hoa giả. Dùng hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, hoa cát tường tượng trưng cho sự may mắn, sung túc)
  • Mâm ngũ quả, gồm năm loại quả khác nhau
  • Chè xôi, mỗi loại 5 phần
  • Vàng bạc, giấy tiền
  • Gà trống luộc
  • Heo quay
  • Bộ tam sên: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm

Ngoài ra có thể tùy thuộc vào sở thích riêng của mỗi người và phong tục địa phương mà mâm lễ vật cúng tổ nghề có thể chuẩn bị thêm: Bánh bao, bánh chưng, bánh tét, chả giò.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *